MTA Vietnam is under Informa PLC Information Market Division

This site is operated by a business or businesses owned by Informa PLC and all copyright resides with them. Informa PLC’s registered office is 5 Howick Place, London SW1P 1WG. Registered in England and Wales. Number 8860726

BÁO CÁO XU HƯỚNG SẢN XUẤT KINH DOANH NGÀNH CÔNG NGHIỆP CHẾ BIẾN, CHẾ TẠO QUÝ I NĂM 2024 VÀ DỰ BÁO QUÝ II NĂM 2024

02/04/2024

Theo đánh giá của các doanh nghiệp ngành công nghiệp chế biến, chế tạo, hoạt động SXKD quý I/2024 khó khăn hơn quý IV/2023 với 64,9% doanh nghiệp đánh giá hoạt động SXKD quý I/2024 so với quý IV/2023 tốt hơn và giữ ổn định (22,1% tốt hơn và 42,8% giữ ổn định), 35,1% doanh nghiệp đánh giá hoạt động SXKD khó khăn hơn[1]. Dự báo quý II/2024 khả quan hơn quý I/2024 với 82,0% doanh nghiệp đánh giá hoạt động SXKD quý II/2024 so với quý I/2024 tốt hơn và giữ ổn định (45,4% tốt hơn, 36,6% giữ ổn định), 18,0% doanh nghiệp đánh giá hoạt động SXKD khó khăn hơn.

1Tổng quan chung về hoạt động SXKD

Đánh giá hoạt động SXKD của doanh nghiệp có thể dựa trên các chỉ số cân bằng[2]. Chỉ số cân bằng chung đánh giá tổng quan xu hướng SXKD của doanh nghiệp, các chỉ số cân bằng thành phần (đơn đặt hàng mới, sử dụng lao động, khối lượng sản xuất và tồn kho thành phẩm) đánh giá về từng hoạt động SXKD cụ thể của các doanh nghiệp ngành công nghiệp chế biến, chế tạo. Dưới đây là kết quả đánh giá hoạt động SXKD của các doanh nghiệp ngành công nghiệp chế biến, chế tạo được chọn mẫu điều tra theo chỉ số cân bằng chung và các chỉ số cân bằng thành phần.

1.1. Chỉ số cân bằng chung

Chỉ số cân bằng chung đánh giá tổng quan xu hướng SXKD quý I/2024 so với quý IV/2023 là -13,0% (22,1% doanh nghiệp đánh giá hoạt động SXKD tốt hơn, 35,1% doanh nghiệp đánh giá hoạt động SXKD khó khăn hơn). Chỉ số cân bằng của khu vực doanh nghiệp FDI cao nhất với -7,8% (24,2% tốt hơn, 32,0% khó khăn hơn); khu vực doanh nghiệp nhà nước -11,0% (24,9% tốt hơn, 35,9% khó khăn hơn); khu vực doanh nghiệp ngoài nhà nước -15,5% (20,9% tốt hơn, 36,4% khó khăn hơn).

Chỉ số cân bằng chung quý II/2024 so với quý I/2024 là 27,4% (45,4% doanh nghiệp dự báo hoạt động SXKD tốt hơn, 18,0% doanh nghiệp dự báo hoạt động SXKD khó khăn hơn). Chỉ số cân bằng khu vực doanh nghiệp ngoài nhà nước cao nhất với 28,1% (45,9% tốt hơn, 17,8% khó khăn hơn); khu vực doanh nghiệp FDI 26,7% (44,5% tốt hơn, 17,8% khó khăn hơn); khu vực doanh nghiệp nhà nước 21,3% (43,2% tốt hơn, 21,9% khó khăn hơn).

1.2. Chỉ số cân bằng đơn đặt hàng mới

Chỉ số cân bằng đơn đặt hàng mới quý I/2024 so với quý IV/2023 là -15,6% (20,9% doanh nghiệp nhận định đơn đặt hàng mới tăng, 36,5% doanh nghiệp nhận định đơn đặt hàng mới giảm). Trong đó, chỉ số cân bằng của khu vực doanh nghiệp FDI là -11,7%; khu vực doanh nghiệp nhà nước -17,2%; khu vực doanh nghiệp ngoài nhà nước -17,4%.

Chỉ số cân bằng đơn đặt hàng mới quý II/2024 so với quý I/2024 là 25,1% (42,2% doanh nghiệp dự báo tăng và 17,1% doanh nghiệp dự báo giảm); khu vực doanh nghiệp ngoài nhà nước có chỉ số cân bằng đạt cao nhất với 26,5%; khu vực doanh nghiệp FDI 23,7% và khu vực doanh nghiệp nhà nước 17,5%.

1.3. Chỉ số cân bằng sử dụng lao động

Chỉ số cân bằng sử dụng lao động quý I/2024 so với quý IV/2023 là -11,1% (9,9% doanh nghiệp nhận định lao động tăng, 21,0% doanh nghiệp nhận định lao động giảm). Chỉ số cân bằng của khu vực doanh nghiệp ngoài nhà nước cao nhất với -10,9% (7,7% tăng, 18,6% giảm); khu vực doanh nghiệp FDI -11,0% (15,2% tăng, 26,2% giảm); khu vực doanh nghiệp nhà nước -13,0% (7,3% tăng, 20,3% giảm).

Chỉ số cân bằng sử dụng lao động quý II/2024 so với quý I/2024 là 6,9% (18,4% tăng và 11,5% giảm); khu vực doanh nghiệp FDI có chỉ số cân bằng cao nhất với 13,1%; khu vực doanh nghiệp ngoài nhà nước 4,5% và khu vực doanh nghiệp nhà nước 1,0%.

1.4. Chỉ số cân bằng khối lượng sản xuất

Chỉ số cân bằng khối lượng sản xuất quý I/2024 so với quý IV/2023 là -16,5% (22,3% doanh nghiệp nhận định khối lượng sản xuất tăng; 38,8% doanh nghiệp nhận định khối lượng sản xuất giảm). Chỉ số cân bằng của khu vực doanh nghiệp FDI cao nhất với -12,1% (24,3% nhận định tăng, 36,4% nhận định giảm); khu vực doanh nghiệp nhà nước với -15,6% (23,6% nhận định tăng, 39,2% nhận định giảm); thấp nhất là khu vực doanh nghiệp ngoài nhà nước với -18,6% (21,3% tăng, 39,9% giảm).

Chỉ số cân bằng khối lượng sản xuất quý II/2024 so với quý I/2024 là 26,4% (44,1% doanh nghiệp dự báo tăng, 17,7% doanh nghiệp dự báo giảm); khu vực doanh nghiệp ngoài nhà nước có chỉ số cân bằng đạt cao nhất với 27,2%; khu vực doanh nghiệp FDI 25,7% và khu vực doanh nghiệp nhà nước 19,9%.

1.5. Chỉ số cân bằng tồn kho thành phẩm

Chỉ số cân bằng tồn kho thành phẩm quý I/2024 so với quý IV/2023 là -8,6% (19,3% doanh nghiệp nhận định tăng và 27,9% doanh nghiệp nhận định giảm). Chỉ số cân bằng ở khu vực doanh nghiệp FDI là -6,7% (21,2% tăng, 27,9% giảm); khu vực doanh nghiệp ngoài nhà nước -8,9% (18,6% tăng, 27,5% giảm); khu vực doanh nghiệp nhà nước -15,7% (16,9% tăng, 32,6% giảm).

Chỉ số cân bằng tồn kho thành phẩm quý II/2024 so với quý I/2024 là -11,4% (17,2% tăng, 28,6% giảm); khu vực doanh nghiệp FDI -4,0%; khu vực doanh nghiệp ngoài nhà nước -14,2% và khu vực doanh nghiệp nhà nước -19,6%.

Khái quát lại, quý I/2024 hoạt động SXKD của các doanh nghiệp ngành công nghiệp chế biến, chế tạo giảm so với quý IV/2023 do trong quý I/2024 có kì nghỉ Tết Nguyên Đán. Dự báo quý II/2024 khả quan hơn quý I/2024 với chỉ số cân bằng chung, chỉ số cân bằng đơn đặt hàng mới, chỉ số cân bằng sử dụng lao động và chỉ số cân bằng khối lượng sản xuất đều tăng lần lượt là 27,4%; 25,1%; 6,9%; 26,4%.

2. Biến động của các yếu tố đầu vào

2.1. Số lượng đơn đặt hàng

Theo kết quả khảo sát quý I/2024, có 63,5% doanh nghiệp nhận định số lượng đơn đặt hàng mới tăng và giữ nguyên so với quý IV/2023 (20,9% tăng, 42,6% giữ nguyên); 36,5% doanh nghiệp nhận định số lượng đơn đặt hàng mới giảm[3].

Theo ngành kinh tế, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo khác có tỷ lệ doanh nghiệp nhận định đơn đặt hàng mới quý I/2024 so với quý IV/2023 tăng cao nhất với 28,6%. Ngược lại, ngành sản xuất sản phẩm từ khoáng phi kim loại khác có tỷ lệ doanh nghiệp nhận định đơn đặt hàng giảm nhiều nhất với 48,3%.

Dự báo số lượng đơn đặt hàng mới quý II/2024 so với quý I/2024 tăng với 82,9% doanh nghiệp dự báo tăng và giữ nguyên (42,2% tăng, 40,7% giữ nguyên), 17,1% doanh nghiệp dự báo số lượng đơn đặt hàng mới giảm.

Đơn đặt hàng xuất khẩu

Trong số các doanh nghiệp được khảo sát, có 66,4% doanh nghiệp nhận định số lượng đơn đặt hàng xuất khẩu mới quý I/2024 tăng và giữ nguyên so với quý IV/2023 (19,1% tăng, 47,3% giữ nguyên), tỷ lệ doanh nghiệp nhận định có đơn đặt hàng xuất khẩu mới giảm là 33,6%[4].

Theo ngành kinh tế, ngành sản xuất xe có động cơ có tỷ lệ doanh nghiệp nhận định đơn đặt hàng xuất khẩu mới quý I/2024 so với quý IV/2023 tăng cao nhất với 33,3%. Ngược lại, ngành dệt có tỷ lệ doanh nghiệp nhận định đơn đặt hàng xuất khẩu mới giảm nhiều nhất với 42,0%.

Các doanh nghiệp dự báo số lượng đơn đặt hàng xuất khẩu mới quý II/2024 khả quan hơn với 82,9% doanh nghiệp dự báo tăng và giữ nguyên so với quý I/2024 (36,9% tăng, 46,0% giữ nguyên); 17,1% doanh nghiệp dự báo giảm.

2.2. Sử dụng lao động

Quý I/2024 có 9,9% doanh nghiệp nhận định sử dụng lao động tăng so với quý IV/2023; 69,1% doanh nghiệp nhận định giữ nguyên và 21,0% doanh nghiệp nhận định giảm[5].

Theo ngành kinh tế, ngành sản xuất sản phẩm điện tử, máy vi tính và sản phẩm quang học có tỷ lệ doanh nghiệp nhận định lao động quý I/2024 so với quý IV/2023 tăng cao nhất với 25,2%. Ngược lại, ngành sản xuất trang phục có tỷ lệ doanh nghiệp nhận định lao động quý I/2024 so với quý IV/2023 giảm nhiều nhất với 29,8%.

Dự báo sử dụng lao động quý II/2024 khả quan hơn quý I/2024 với 88,5% số doanh nghiệp dự kiến số lao động tăng và giữ nguyên (18,4% tăng, 70,1% giữ nguyên); 11,5% doanh nghiệp dự kiến lao động giảm.

2.3. Chi phí sản xuất

Kết quả khảo sát cho thấy, quý I/2024 có 92,6% doanh nghiệp nhận định chi phí sản xuất một đơn vị sản phẩm tăng và giữ nguyên (27,7% tăng, 64,9% giữ nguyên); 7,4% doanh nghiệp nhận định giảm[6] so với quý IV/2023.

Theo ngành kinh tế, ngành sản xuất kim loại có tỷ lệ doanh nghiệp nhận định chi phí sản xuất một đơn vị sản phẩm quý I/2024 so với quý IV/2023 tăng cao nhất với 33,6%. Ngược lại, ngành sản xuất sản phẩm điện tử, máy vi tính và sản phẩm quang học có tỷ lệ doanh nghiệp nhận định chi phí sản xuất một đơn vị sản phẩm quý I/2024 so với quý IV/2023 giảm nhiều nhất với 12,9%.

Dự báo quý II/2024 so với quý I/2024, có 90,8% doanh nghiệp dự báo chi phí sản xuất một đơn vị sản phẩm tăng và giữ nguyên (22,8% tăng, 68,0% giữ nguyên), 9,2% doanh nghiệp dự báo chi phí sản xuất một đơn vị sản phẩm giảm.

2.4. Công suất sử dụng máy móc, thiết bị

Trong quý I/2024, công suất sử dụng máy móc, thiết bị bình quân của các doanh nghiệp ngành chế biến, chế tạo là 71,6%[7]. Có 39,5% doanh nghiệp đánh giá công suất sử dụng máy móc, thiết bị từ 70% đến dưới 90%; 26,8% doanh nghiệp đánh giá công suất sử dụng từ 90% đến 100%; 20,6% doanh nghiệp đánh giá công suất sử dụng từ 50% đến dưới 70% và 13,1% doanh nghiệp đánh giá công suất sử dụng dưới 50%.

Theo ngành kinh tế, quý I/2014, ngành sản xuất da và các sản phẩm có liên quan là ngành có công suất sử dụng máy móc thiết bị bình quân cao nhất với 79,9%. Ngành sản xuất phương tiện vận tải khác và ngành sửa chữa, bảo dưỡng và lắp đặt máy móc và thiết bị có tỷ lệ doanh nghiệp đánh giá công suất sử dụng máy móc thiết bị bình quân thấp nhất với 64,8%.

3. Dự kiến kết quả đầu ra

3.1. Khối lượng sản xuất

Kết quả khảo sát quý I/2024, có 61,2% doanh nghiệp đánh giá khối lượng sản xuất tăng và giữ nguyên so với quý IV/2023 (22,3% tăng, 38,9% giữ nguyên), 38,8% doanh nghiệp đánh giá khối lượng sản xuất giảm[8].

Theo ngành kinh tế, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo khác có tỷ lệ doanh nghiệp nhận định khối lượng sản xuất quý I/2024 so với quý IV/2023 tăng cao nhất với 29,1%. Ngược lại, ngành sản xuất sản phẩm từ khoáng phi kim loại khác có tỷ lệ doanh nghiệp nhận định khối lượng sản xuất giảm nhiều nhất với 52,4%.

Khối lượng sản xuất quý II/2024 so với quý I/2024 khả quan hơn với 82,3% doanh nghiệp dự báo tăng và giữ nguyên (44,1% tăng, 38,2% giữ nguyên), 17,7% doanh nghiệp dự báo khối lượng sản xuất giảm.

3.2. Giá bán bình quân một đơn vị sản phẩm

Tỷ lệ doanh nghiệp cho biết giá bán bình quân một đơn vị sản phẩm quý I/2024 so với quý IV/2023 tăng và giữ nguyên là 89,3% (14,9% tăng, 74,4% giữ nguyên), 10,7% doanh nghiệp cho biết giá bán bình quân một đơn vị sản phẩm giảm[9].

Theo ngành kinh tế, ngành sản xuất kim loại có tỷ lệ doanh nghiệp nhận định giá bán bình quân một đơn vị sản phẩm quý I/2024 so với quý IV/2023 tăng cao nhất với 25,2%. Ngược lại, ngành sản xuất sản phẩm từ khoáng phi kim loại khác có tỷ lệ doanh nghiệp nhận định giá bán bình quân một đơn vị sản phẩm giảm nhiều nhất với 15,7%.

Nhận định về giá bán bình quân một đơn vị sản phẩm quý II/2024 so với quý I/2024, có 91,6% doanh nghiệp dự báo tăng và giữ nguyên (17,4% tăng, 74,2% giữ nguyên), 8,4% doanh nghiệp dự báo giảm.

4. Biến động tồn kho

4.1. Tồn kho thành phẩm

Theo kết quả khảo sát, có 19,3% doanh nghiệp nhận định khối lượng thành phẩm tồn kho quý I/2024 tăng so với quý IV/2023; 52,8% doanh nghiệp đánh giá giữ nguyên và 27,9% đánh giá giảm[10].

Theo ngành kinh tế, ngành sản xuất xe có động cơ có tỷ lệ doanh nghiệp nhận định tồn kho thành phẩm quý I/2024 so với quý IV/2023 tăng cao nhất với 28,7%. Ngược lại, ngành sản xuất giường, tủ, bàn, ghế có tỷ lệ doanh nghiệp nhận định tồn kho thành phẩm quý I/2024 so với quý IV/2023 giảm nhiều nhất với 34,1%.

Dự báo quý II/2024 so với quý I/2024, có 17,2% doanh nghiệp dự báo khối lượng tồn kho thành phẩm tăng; 54,2% doanh nghiệp dự báo giữ nguyên khối lượng tồn kho thành phẩm; 28,6% doanh nghiệp dự báo khối lượng tồn kho thành phẩm giảm.

4.2. Tồn kho nguyên vật liệu

Kết quả khảo sát cho thấy, có 73,2% doanh nghiệp nhận định tồn kho nguyên vật liệu quý I/2024 so với quý IV/2023 tăng và giữ nguyên (17,8% tăng, 55,4% giữ nguyên), 26,8% doanh nghiệp nhận định giảm[11].

Dự báo quý II/2024 so với quý I/2024, có 16,8% doanh nghiệp đánh giá khối lượng tồn kho nguyên vật liệu tăng, 55,8% doanh nghiệp đánh giá giữ nguyên và 27,4% doanh nghiệp dự kiến giảm khối lượng tồn kho nguyên vật liệu.

Nguồn: Tổng Cục Thống Kê

Share this post

Must Read

You may be interested in

24/03/2023
VinFast phân phối thành công 782 xe điện trong vòng 2 tháng
Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ VinFast, công ty con của tập đoàn Vingroup,...
28/04/2022
Liên kết thúc đẩy công nghiệp hỗ trợ: Ngày càng phát huy hiệu quả
Mô hình hợp tác giữa trung ương, chính quyền địa phương và doanh nghiệp (DN)...
27/04/2022
Liên kết tham gia chuỗi sản xuất phát triển ngành Cơ khí
Năm 2021, mặc dù đứng trước những áp lực của đại dịch Covid-19, nhiều...
01/04/2022
Báo Mỹ nói gì về việc VinFast xây dựng nhà máy sản xuất xe điện 4 tỷ USD tại Mỹ?
Ken Foong, một nhà phân tích của Bloomberg Intelligence ở Singapore, cho biết trong...
31/03/2022
Công nghiệp quý 1/2022 tiếp tục khởi sắc, ngành chế biến chế tạo dẫn dắt tăng trưởng
Trong quý 1/2022, sản xuất công nghiệp tiếp tục khởi sắc với giá trị tăng...
16/03/2022
Việt Nam dỡ bỏ yêu cầu cách ly đối với khách nước ngoài
Chính sách mới được ban hành sau khi Việt Nam nối lại hoàn toàn hoạt động du...
10/03/2022
Covid-19 thay đổi quan hệ lao động giữa con người và robot ra sao
Một số chuyên gia cho rằng robot khó có khả năng cướp việc của con người mà...
09/03/2022
Bình Dương sắp có 2 khu công nghiệp 1.000 ha
Từ giữa tháng 3 đến quý II, Bình Dương sẽ khởi công khu công nghiệp Việt Nam...
03/03/2022
Tại Sao Sản Xuất Lại Thúc Đẩy Tăng Trưởng Của Việt Nam?
Khi Việt Nam trở thành một trung tâm sản xuất toàn cầu, Việt Nam đã nổi lên...
22/02/2022
Khảo Sát Của JETRO Cho Thấy 55.3% Doanh Nghiệp Nhật Bản Có Kế Hoạch Mở Rộng Hoạt Động Tại Việt Nam
Khoảng 55.3% doanh nghiệp Nhật Bản muốn mở rộng hoạt động trong vòng một...

Đăng ký nhận Bản tin

    captcha
    ĐẶT GIAN HÀNG
    ĐĂNG KÝ THAM QUAN
    Baidu
    map